Hỗ trợ trực tuyến
Liên kết website

Những điều cần biết về Tụ bù

Chia sẻ :

1.  Tụ bù là gì?

Tụ bù là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện (điện môi), tụ có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện.

Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung của tụ bù. Nó được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của nó (C=Q/U).

Trong hệ thống điện, tụ bù được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực. Do đó lắp tụ bù sẽ giảm được một khoản đáng kể tiền điện hàng tháng (giảm vài chục % tùy theo từng đơn vị). Tụ bù là thành phần chính trong Tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Bộ điều khiển tụ bù, Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, Cuộn kháng lọc sóng hài, Thiết bị đo, hiển thị,…

Trong thực tế TỤ BÙ thường có các cách gọi như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi,…

2.  Cấu tạo và phân loại tụ bù 

 Cấu tạo tụ bù

những điều cần biết về tụ bù

Thường là loại tụ giấy ngâm dầu đặc biệt, gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ được cố định trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.

 Phân loại Tụ bù

* Phân loại theo cấu tạo

– Tụ bù khô : có dạng hình tròn. Ưu điểm là nhỏ gọn, dễ lắp đặt, thay thế dễ, chiếm diện tích nhỏ trong tủ điện. Nhưng tụ bù được sử dụng chủ yếu cho dòng điện công suất nhỏ, dòng điện cần tương đối tốt. Hiện nay, trên thị trường dải công suất bù chủ yếu của dòng tụ khô là 10, 15, 20, 25, 30KVar

Tham khảo Tụ bù khô Samwha

– Tụ bù dầu : Có hình chữ nhật, vuông cạnh hoặc cạnh tròn. Ưu điểm là độ bền cao hơn, được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện, đặc biệt là hệ thống điện công suất bù lớn, dòng điện xấu, có sóng hài (sử dụng kết hợp với cuộn kháng lọc sóng hài).Hiện tại, trên thị trường phổ biến các dòng tụ bù với công suất : 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50KVar

Tham khảo Tụ bù dầu Samwha

*Phân loại theo điện áp

– Tụ bù hạ thế 1 pha : Có các loại điện áp 230V, 250V.

– Tụ bù hạ thế 3 pha: Có đa dạng các loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720, 1100V. Hiện nay phổ biến trên thị trường là 2 loại điện áp  415V và 440V.(Tụ bù 415V thường được dùng trong các hệ thống điện áp tương đối ổn định ở điện áp chuẩn 380V –  Tụ bù 440V thường sử dụng trong các hệ thống điện áp cao hơn điện áp chuẩn các hệ thống có sóng hài cần lắp kèm với cuộn kháng lọc sóng hài)

3. Lợi ích từ việc sử dụng tụ bù

Khi nói đến tác dụng của tụ bù thì chúng ta thường nghĩ ngay đến tác dụng của hệ số Cosφ (cos phi) (hệ số công suất phản kháng).

Công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật: 

– Về kinh tế: chúng ta phải trả tiền cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ.

– Về kỹ thuật: công suất phản kháng gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền. Hiện nay, theo quy định của Bộ Công Thương: “Thông tư Quy định về mua, bán công suất phản kháng” có hiệu lực từ ngày 10/12/2014, người sử dụng điện sẽ bị phạt tiền nếu công suất cosφ dưới mức cho phép.

Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất cosφ:

  • Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp, đường dây …).
  • Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.
  • Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.

---------------------------------------------

Tin tức cùng chuyên mục :

Tin tức khác :